Hàng hóa, dịch vụ được mua của một nhà cung cấp có giá trị dưới 20 triệu đồng ....

Hàng hóa, dịch vụ được mua của một nhà cung cấp có giá trị dưới 20 triệu đồng nhưng mua nhiều lần                         trong cùng mộtngày nên có tổng giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với     trường hợp có chứng từ thanh toánqua ngân hàng. Nhà cung cấp là người nộp thuế có mã  số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT.

1.             Căn cứ Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:

·                  Loại và hình thức hóa đơn

o                         Các loại hóa đơn:

Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm 

2. Căn cứ khoản 2, khoản 5 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Thông tư số 151/2014/TT-BTC và Thông tư số 26/2015/TT-BTC) hướng dẫn về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:

·                  Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

·                  Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT. 

3.    Căn cứ hướng dẫn nêu trên, vé cước phí đường bộ được xác định là hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính. 

Hướng dẫn tại công văn 2784/TCT-CS ngày 26/06/2017 của Tổng cục Thuế.

 

Lượt xem: 2366 | | Danh mục: Thuế